20 trường ĐH, CĐ sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực của ĐHQG TP.HCM
Mang điện thoại khi thi bằng lái sẽ bị đánh trượt, cấm thi lại trong 5 năm
Đầu tư 123 tỷ đồng tu bổ điện Kiến Trung - Huế
1.500 ô tô cập cảng Sài Gòn trong tuần đầu sau Tết Kỷ Hợi 2019
Tỷ phú Trần Thành chuỗi ngày kinh doanh gian khó
3D Cung tâm kế: Con người chỉ lương thiện khi được là chính mình
Hội Đồng hương tỉnh An Giang trao hàng trăm triệu học bổng khuyến học cho sinh viên nghèo tại TP.HCM
Bản tin Kinh tế - Tiêu dùng: Người dân xếp hàng mua vàng từ sáng sớm ngày vía Thần Tài
Phong tục đón Tết Nguyên đán đặc biệt của một số quốc gia châu Á
(NTD) - Tết Âm lịch là một trong những nét văn hóa truyền thống lâu đời, không thể thiếu trong đời sống của người dân một số quốc gia châu Á. Ngoài Việt Nam, tại châu Á vẫn còn một số quốc gia giữ phong tục đón Tết Âm lịch như Singapore, Hàn Quốc, Trung Quốc, Mông Cổ, Philippines, Malaysia… Tết Nguyên đán ở các nước châu Á là dịp để gia đình sum họp, đi thăm nhau, vãn cảnh, cùng hòa mình vào không khí bình an và hạnh phúc khi năm mới đang về.
Hãy cùng thăm viếng các thành phố, danh lam thắng cảnh, vùng miền của các nước châu Á để khám phá không khí tưng bừng đón Tết của người dân sở tại.
Singapore
Vào những ngày Tết tại Singapore thường diễn ra Lễ hội mùa Xuân với 3 sự kiện quan trọng: Lễ hội Hoa đăng, Lễ hội Singapore River Hongbao, Lễ hội đường phố Chingay.
Lễ hội Đường phố Chingay (tiếng Hoa: nghệ thuật trang phục và hoá trang) thường bắt đầu diễn ra từ ngày thứ Bảy đầu tiên của năm mới ở khu vực Vịnh Marina, và kết thúc vào ngày Rằm tháng Giêng, tập trung đông người tham gia nhất, thu hút rất đông du khách và dân sở tại cùng diễu hành trên đường phố.
Nhân dịp này, người dân Singapore vừa vui chơi, vừa thắt chặt tình đoàn kết giữa các sắc tộc trong nước. Nhân dịp Tết, người Singapore cũng vui chơi cùng nhiều hoạt động hấp dẫn khác.
![]() |
Bhutan
Tết Losar là một trong những ngày lễ quan trọng nhất của Bhutan, được tổ chức rất long trọng, diễn ra trong vòng 15 ngày và ba ngày đầu tiên của năm mới được xem là ngày quan trọng nhất đối với người dân.
Vào ngày cuối cùng của năm cũ, các gia đình ở Bhutan đều tất bật dọn dẹp nhà cửa, dâng lên bàn thờ tổ tiên nhiều thực phẩm, hoa quả để tạ ơn thần linh và tổ tiên đã ban tặng cho họ cuộc sống ấm no trong năm cũ.
Philippines
Từ năm 2012, chính phủ Philippines mới chính thức công nhận Tết Nguyên đán là một trong những ngày lễ lớn trong năm. Dịp này, đa số dân Philippines thường đi chùa, nhà thờ, cầu cho một năm may mắn, bình an, phát tài phát lộc.
Người dân Philippines cũng có các màn múa lân, múa rồng đón năm mới. Ẩm thực ngày Tết của họ là món bánh gạo ngọt (Tikoy), được làm từ gạo nếp, trộn mỡ heo, đường và nước, sau đó trộn chung với trứng gà, quậy đều rồi chiên. Chính sự hoà quyện của các nguyên liệu nên bánh Tikoy mang ý nghĩa cầu chúc cho mọi người trong gia đình luôn đoàn kết bên nhau.
Hàn Quốc
Tết Âm lịch hay còn gọi là Seollal - ngày xua đuổi các linh hồn xấu xa, những điều xui xẻo và chào đón những điều tốt lành. Nghi lễ đầu tiên gọi là Charye, diễn ra tại nơi thờ cúng của gia đình khi tất cả bái lạy trước bàn thờ để tỏ lòng tôn kính tổ tiên.
Tiếp theo là nghi lễ Sebae: Những người trẻ trong gia đình tới bái lạy, chúc thọ những người lớn tuổi, được nhận tiền mừng tuổi từ cha mẹ, ông bà.
Mấy ngày Tết, đồ ăn để cúng được chuẩn bị từ trước, hoàn tất vào đêm Giao thừa. Mâm cỗ cúng lên đến hơn 20 món, trong đó nhất thiết phải có ttok-kuk - một loại phở nước được chế từ bò hay gà, và món canh bánh gạo.
Trong 3 ngày Tết, người Hàn Quốc thường mặc trang phục truyền thống Hanbok, tổ chức nhiều hoạt động chào mừng như nhảy múa, ca hát và chơi các trò chơi dân gian. Vào ngày Tết, trước cửa nhà dân còn có một cái xẻng bằng rơm (gọi là Bok-jo-ri) với ý nghĩa hốt thóc gạo rơi vãi ngoài cửa và nhận được phúc lộc suốt năm.
![]() |
Triều Tiên
Tết năm mới ở CHDCND Triều Tiên được gọi là Seol, người dân thường đến nhà họ hàng, thầy cô, bạn bè hoặc đến đặt hoa ở tượng đài cố Chủ tịch Kim Nhật Thành và chụp ảnh ở đó. Người Triều Tiên thích ăn bánh songpyeon - loại bánh gạo nặn theo hình trăng lưỡi liềm thể hiện quan niệm sống "Trăng khuyết rồi lại tròn" như cuộc đời đổi thay, khi hưng thịnh lúc lụi tàn.
Trong những ngày đầu năm mới, người dân Triều Tiên cũng có những nghi lễ đặc biệt để tưởng nhớ tổ tiên của mình. Sau nghi lễ chúc phúc năm mới, trẻ con ùa ra đường chơi cùng nhau, bé trai thả diều và chơi quay; bé gái chơi bập bênh hoặc rủ nhau nhảy dây. Ở nhà, người lớn sẽ chơi bài hoặc các trò chơi cổ truyền của người Triều Tiên, sum họp quây quần bên gia đình.
![]() |
Trung Quốc
Bắt đầu từ ngày 8/12 Âm lịch, mọi người dân Trung Quốc trên khắp thế giới đổ về quê ăn Tết để được đoàn tụ với gia đình, kéo dài cho đến hết ngày 15/1 Âm lịch. Vào dịp này, dân Trung Quốc treo những câu đối đỏ, đèn lồng đỏ dán giấy đỏ và đốt pháo để mong muốn có một cái Tết vui vẻ, một năm mới bình yên, thịnh vượng. Vào dịp này, du khách sẽ thấy ngập tràn sắc đỏ của của đèn lồng, câu đối, sắc áo truyền thống, của những phong bao lì xì…
Mỗi năm, trong lịch của người Trung Quốc tương ứng với một con vật nên trong năm của con vật nào thì người ta thường tránh ăn thịt con vật đó vào đầu năm. Ví dụ như Tết Kỷ Hợi, họ không ăn thịt heo. Thực đơn ngày Tết đa số là các loại bánh, đáng chú ý là bánh tổ (Nian Gao) được làm từ gạo nếp loại tốt, đường và một chút gừng tươi.
![]() |
Mông Cổ
Tết Âm lịch ở Mông Cổ còn gọi là Tết Tháng trắng, không chỉ là một ngày lễ báo hiệu kết thúc mùa Đông dài lạnh lẽo, đón chào một mùa xuân mới, mà nó còn là thời điểm để gia đình sum vầy. Để chuẩn bị, người Mông Cổ dọn dẹp nhà cửa, chuồng trại, tắm rửa, mặc quần áo mới, để đón năm mới "sạch sẽ". Món ăn truyền thống làm từ sữa, bánh, thịt cừu, bò, ngựa, cơm ăn cùng với sữa đông hoặc ăn chung với nho khô.
Trước Giao thừa, nam giới sẽ thực hiện một nghi lễ quan trọng là lên một ngọn đồi hay núi gần đó để cầu nguyện, sau đó mỗi người chọn một hướng đi mà theo tử vi là hợp với họ để xuất hành mong sẽ được may mắn. Trong 3 ngày Tết, người Mông Cổ chỉ mặc trang phục dân tộc, thường tụ họp tại nhà của người già nhất trong vùng, rồi cùng nhau ăn uống, trò chuyện, vui đùa.
Hong Kong
Người Hong Kong (Trung Quốc) đón Tết với rất nhiều hoạt động, pha trộn giữa truyền thống phương Đông với nét văn hóa phóng khoáng, mới mẻ của phương Tây. Trong dịp Tết, hoạt động nổi bật là Hội chợ hoa đón mừng năm mới kéo dài từ ngày 25 đến 30 Tết Âm lịch. Hội chợ luôn có thủy tiên, quất, đào, mẫu đơn biểu tượng cho những gì tốt đẹp, may mắn, thịnh vượng nhất trong năm mới.
Vào ngày đầu tiên của năm mới, người Hongkong còn tập trung ở cảng Tsim Sha Tsui xem các vũ đoàn nghệ thuật biểu diễn, các nhân vật Disney diễu hành trong tiếng nhạc rộn rã. Mùng 2 Tết, mọi người đến cảng Victoria thưởng thức màn biểu diễn pháo hoa kéo dài 20 phút - một trong những màn bắn pháo hoa đẹp nhất thế giới.
Indonesia
Dù Tết Âm lịch không phải là một lễ hội tôn giáo ở Indonesia song những người Indonesia gốc Hoa vẫn có các hoạt động đón mừng Tết tại chùa, nhà thờ và đền.
Khi đến Indonesia vào dịp này, bạn đừng ngạc nhiên nếu có ai đó chào mừng bạn bằng câu: “Selamat Hari Raya”, có nghĩa là “chúc một lễ hội vui vẻ” và nó được dùng trong tất cả lễ hội lớn.
Tường Quyên
(Theo AP, Reuters)
-
Singapore Airlines kỷ luật cơ trưởng và tiếp viên chụp ảnh trên máy bay
Hoa Kỳ và Triều Tiên chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh tại Hà Nội
Các điểm du lịch nổi tiếng của Đông Nam Á tăng giá vé đến... 50 lần!
Thế giới hân hoan đón “heo vàng” Tết Kỷ Hợi
Không khí Tết Kỷ Hợi tại nhiều quốc gia châu Á
Lần đầu tiên, World Trade Center ở New York sáng đèn mừng Tết Nguyên đán
Phong tục đón Tết Nguyên đán đặc biệt của một số quốc gia châu Á
Thế giới 2019 chuyển động theo 10 sự kiện năm 2018
Đại sứ Gareth Ward: “Tôi háo hức chờ đón Tết Việt cổ truyền Kỷ Hợi”
Múa lân dưới nước ở thủy cung Aquaria, Malaysia
Tại sao nhân viên dùng iPhone đăng lên tài khoản Twitter của Huawei bị phạt?
Vụ nổ tàu Aulac Fortune: Vẫn chưa xác định được quốc tịch của thủy thủ đoàn
-
Giá vàng tuần 28/1-1/2/2019: Đứng vững mốc 1.300 USD/oz
-
Đà Nẵng: Cháy tòa nhà DITP Công ty Trung Nam 18 tầng đang thi công
-
Công an quận Liên Chiểu liên tiếp phá thành công nhiều vụ án
-
Xử lý hành chính người hành hung điều dưỡng Bệnh viện Đà Nẵng
-
Phát hiện xe khách chở 800kg thịt heo không rõ nguồn gốc
-
Tỷ phú Vichai đã tử nạn, con gái ông không có mặt trên trực thăng
-
Indonesia: Máy bay Boeing 737 MAX 8 chở 188 người rơi xuống biển
-
Quảng Trị: Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Hướng Hóa gian dối trong tuyển dụng
-
Khách “tố” Vinaphone đổi “siêu” sim chính chủ
-
Thuê nhà nát sửa thành nhà hàng, bị chủ nhà chiếm đoạt bán luôn
-
Một công nhân tử vong khi rơi từ tầng 17 dự án Terra Royal của Intresco
-
4 tỷ phú Việt Nam được Forbes công nhận kiếm tiền thế nào trong năm Mậu Tuất 2018?
-
Khách hàng bức xúc tố Tiki đơn phương hủy đơn hàng, chất lượng dịch vụ quá kém?
-
Quảng Nam: Đảm bảo mọi gia đình đều đón tết đầm ấm, vui vẻ
-
Bản tin Tâm Điểm Tiêu Dùng: Giao hàng tiết kiệm: Chất lượng dịch vụ bị giảm do quá tải!
20 trường ĐH, CĐ sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực của ĐHQG TP.HCM
Mang điện thoại khi thi bằng lái sẽ bị đánh trượt, cấm thi lại trong 5 năm
Đầu tư 123 tỷ đồng tu bổ điện Kiến Trung - Huế
1.500 ô tô cập cảng Sài Gòn trong tuần đầu sau Tết Kỷ Hợi 2019
Tỷ phú Trần Thành chuỗi ngày kinh doanh gian khó
Hội Đồng hương tỉnh An Giang trao hàng trăm triệu học bổng khuyến học cho sinh viên nghèo tại TP.HCM
3D Cung tâm kế: Con người chỉ lương thiện khi được là chính mình
Bản tin Kinh tế - Tiêu dùng: Người dân xếp hàng mua vàng từ sáng sớm ngày vía Thần Tài
Giá xăng dầu chưa tăng nhờ sử dụng quỹ bình ổn
PNJ ra mắt hàng loạt sản phẩm độc, lạ trong ngày vía thần tài 2019
Người dân đổ xô mua vàng cầu may ngày vía Thần Tài tại Bảo Tín Minh Châu
Sôi động hội vật đầu xuân ở làng Sình
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Thái Bình
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Lễ khánh thành một số dự án lớn tại Thái Bình
Vì một Việt Nam xanh
Thủ tướng tiếp Trưởng Đại diện thường trú Văn phòng IMF tại Việt Nam
Người Sài Gòn tất bật mua vàng, cá lóc nướng trong ngày vía Thần Tài
Sôi động thị trường quà tặng ngày Valentine