Giá vàng tiếp tục dùng dằng ở mức thấp
Xuất khẩu rau quả 11 tháng giảm nhẹ
Khai trương Cổng Dịch vụ công quốc gia
Phần Lan: Nữ Thủ tướng Marin 34 tuổi trẻ nhất thế giới sắp nhậm chức
Bắt giữ hơn 1,8 tỷ đồng hàng lậu tại Lạng Sơn
Đẩy mạnh F&B, nâng tầm ẩm thực Việt Nam
Mỹ đề nghị Việt Nam giảm thuế nhập khẩu nhiều loại nông sản
Nam A Bank tặng quà trị giá 300 triệu đồng cho Hoa hậu Hoàn vũ Nguyễn Trần Khánh Vân
Sự khác biệt của dịch vụ mua sắm, ăn chơi giữa Sài Gòn và Hà Nội
(NTD) - Với người tiêu dùng, mua sắm có lẽ là một trong những thú giải trí thú vị nhất. Hãy cùng xem những khác biệt thú vị trong chuyện mua sắm ở Hà Nội và Sài Gòn nhé.
Thời gian mua sắm
Một trong những khác biệt đầu tiên giữa mua sắm ở Hà Nội và Sài Gòn là thời gian. Ngoại trừ các chợ kinh doanh các mặt hàng thiết yếu, người sống ở Hà Nội thường bắt đầu mua sắm muộn, thường khoảng 10 giờ 30 sáng trở đi.
![]() |
Chẳng có quy định nào trong chuyện này, nhưng buổi sáng sớm thường là khoảng thời gian “rỗng” trong việc kinh doanh ở Hà Nội, nhất là với các mặt hàng như trang phục, mỹ phẩm… Người bán hàng có lẽ ngại khách đến buổi sáng mà không chọn được mặt hàng nào sẽ làm xúi quẩy cả ngày kinh doanh, còn người mua hàng có lẽ cũng ngại phải là người “mở hàng”, khó có thể xem hàng rồi bỏ đi mà không mua gì. Nắm bắt được tâm lý này, một số trung tâm thương mại cố tình mở cửa lúc 10 giờ sáng, thay vì 8 giờ sáng như giờ hành chính.
Mua sắm ở Sài Gòn thì trái lại, không kể sáng trưa chiều tối, miễn là bạn thích và có thời gian, lúc nào cũng có thể là thời điểm “vàng” để shopping. Bạn là người mở hàng hay là khách hàng thứ n trong ngày, đến mua lúc cửa hàng vừa mở cửa hay gần giờ ăn trưa cũng chẳng quan trọng, bạn vẫn được người bán hàng chào đón nhiệt tình.
Cách phục vụ
Nếu “nhỡ” vào xem hàng lúc cửa hàng chưa bán được món nào, ngắm nghía, xem xét một hồi, hỏi giá và đi ra mà không mua gì ở Hà Nội, bạn sẽ không còn là “thượng đế” nữa. Phương châm “khách hàng là thượng đế” không phải lúc nào cũng chính xác ở Hà Nội. Nhẹ thì một cái lườm, một câu lẩm bẩm không vừa ý, nặng hơn, bạn có thể bị nhân viên cửa hàng nói “mát” hoặc “đốt vía” vì sự hồn nhiên của mình.
![]() |
Ở Sài Gòn thoải mái hơn. Bạn có thể sà vào quầy bán hàng hỏi giá cả, yêu cầu nhân viên tư vấn sản phẩm, thử một lúc dăm bảy chiếc váy rồi quyết định không mua gì mà chẳng ai dám nặng lời với bạn. Thậm chí, nhân viên vẫn tươi cười, cúi đầu chào khi bạn bước ra cửa hàng với lời dặn dò: “Dạ, cảm ơn anh chị đã xem hàng. Lần sau lại ghé em nha!”
Giá cả
Ở Hà Nội, một số ít cửa hàng niêm yết giá sản phẩm và bán đúng giá, còn nhiều chợ và cửa hàng vẫn giữ thói quen nói thách (nói giá sản phẩm cao hơn giá bán). Khách mua hàng phải tự định mức giá mình cho là hợp lý và mặc cả với cửa hàng. Mặc cả khéo, mua được sản phẩm tốt với giá “hời” là một trong những niềm vui và sự tự hào của chị em khi mua sắm ở Hà Nội.
![]() |
Người bán hàng ở Sài Gòn dường như ít khi nói thách mà nói giá khá sát, vì thế, gần như không có chuyện mặc cả khi bạn đi mua sắm tại đây. Dầu vậy, nhân viên cửa hàng có thể bớt cho bạn một chút đỉnh so với giá bán nếu bạn mua nhiều sản phẩm.
Nơi mua sắm
Nếu có nơi nào thể hiện rõ nhất phong cách mua sắm ở Hà Nội, có lẽ đó chính là các chợ cóc ven đường. Chợ có thể mọc lên ở các ngõ ngách, ở ven đường, trong các khu dân sinh quanh Hà Nội, đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân. Người Hà Nội đi chợ cũng theo một cách rất độc đáo và tranh thủ, đôi khi họ ngồi ngay trên yên xe máy để xem và mua hàng.
![]() |
Chợ ở Sài Gòn cũng không thiếu, nhưng ở thành phố này, siêu thị có vẻ thông dụng hơn với người dân. Các siêu thị vì thế cũng có giá cả rất hợp ly, thường xuyên có chương trình khuyến mại, giảm giá để thu hút khách hàng. Nhiều người Sài Gòn bận rộn đi siêu thị để mua thực phẩm cho cả tuần, chủ yếu là hàng đông lạnh, thực phẩm chế biến sẵn hoặc tẩm ướp sẵn cho tiện nấu nướng.
Chợ đêm
![]() |
Chợ đêm cũng là một nét mua sắm thú vị mà cả hai thành phố đều có. Ở Hà Nội, chợ đêm nổi tiếng nhất là chợ đêm Đồng Xuân ở phố cổ. Do chỉ mở cửa từ 18.00 – 23.00 vào những ngày cuối tuần (thứ sáu – chủ nhật), lượng người đến chợ đêm mua sắm, tham quan thường rất đông. Chợ đêm nổi tiếng nhất Sài Gòn là chợ đêm Bến Thành (trước đây còn có chợ đêm Kỳ Hòa) luôn nhộn nhịp, đông người đến mua sắm, tham quan, nhưng không đến mức quá tải, bởi chợ đêm này hoạt động tất cả các ngày trong tuần.
Thông tin chi tiết về người tiêu dùng, độc giả có thể tham khảo tại đây
Thúy Trang (TH)
-
Ra mắt Toyota Tây Bắc
Khách hàng có mạo hiểm khi mua đất nền tại dự án Airport New Center?
Siêu thị mạnh tay siết chặt chất lượng thực phẩm ngay trước Tết
Bãi dài Cam Ranh: Lợi thế thuộc về các tổ hợp du lịch giải trí
Diễn đàn Internet Day 2019 thu hút hơn 2.000 doanh nghiệp tham dự
Tải App liền tay, nhận ngay tiền thưởng
Nhiều tích cực trong sử dụng điện, các tỉnh phía Nam tiết kiệm hàng nghìn tỷ đồng
Điện mặt trời áp mái - Hệ thống năng lượng tương lai
Đăng bán hình cây xanh tốt, Sendo giao cho khách…đống cỏ khô!
Hàng kim khí điện máy: Gặp bảo hành “lậu”, người tiêu dùng lãnh đủ!
Báo chí thế giới ấn tượng với thương hiệu Dr Lacir và Laluxxy
Mang họa vì nghe “dược sĩ” trên mạng
Giá vàng tiếp tục dùng dằng ở mức thấp
Xuất khẩu rau quả 11 tháng giảm nhẹ
Khai trương Cổng Dịch vụ công quốc gia
Phần Lan: Nữ Thủ tướng Marin 34 tuổi trẻ nhất thế giới sắp nhậm chức
Bắt giữ hơn 1,8 tỷ đồng hàng lậu tại Lạng Sơn
Đẩy mạnh F&B, nâng tầm ẩm thực Việt Nam
Mỹ đề nghị Việt Nam giảm thuế nhập khẩu nhiều loại nông sản
Nam A Bank tặng quà trị giá 300 triệu đồng cho Hoa hậu Hoàn vũ Nguyễn Trần Khánh Vân
Ra mắt Toyota Tây Bắc
TC MOTOR khuyến mại lên đến 40 triệu đồng cho xe Hyundai
Khách hàng có mạo hiểm khi mua đất nền tại dự án Airport New Center?
Toàn cảnh đêm chung kết Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2019
Phía sau kỳ tích 6 lần vô địch Sea Games của đội tuyển bóng đá nữ
Thoái vốn khỏi Lã Vọng, ông Lê Văn Vọng có chịu trách nhiệm?
Chia buồn
Bệnh viện Đà Nẵng có phòng mổ Hybrid hiện đại
ĐT bóng đá nữ Việt Nam giành HCV Sea Games 30 sau khi thắng Thái Lan 1-0 đầy kịch tính
Ngồi nhà làm dịch vụ công trực tuyến dân đỡ mất thời gian, tiết kiệm 4.220 tỉ đồng/năm